Quy trình sản xuất cửa nhôm cao cấp từ A tới Z

Để giúp khách hàng nắm bắt và hiểu một phần nào sản phẩm cửa sẽ lắp lên ngôi nhà thân yêu của mình được tạo ra như thế nào, AZDOOR sẽ trình bày toàn bộ quy trình sản xuất cửa nhôm đúng cách, đúng kỹ thuật như sau.

                          

Sau đây là mô ta chi tiết quy trình sản xuất dòng nhôm cao cấp.

I - Công đoạn cắt nhôm, ra thanh theo kích thước.

1. Các nhiệm vụ cần chuẩn bị.

a) Kiểm tra bản vẽ thiết kế trước khi sản xuất: 

- Khi lấy thanh nhôm ra phải sắp xếp cẩn thận để đúng nơi quy định, không được làm thanh nhôm bị trầy xước. Không lấy thanh nhôm bị lỗi hoặc bị hỏng. Nếu thanh nhôm có vấn đề phải báo cáo cho người phụ trách để giải quyết.

- Trước khi tiến hành cắt phải kiểm tra các thiết bị máy móc và khu mình phụ trách xem có đảm bảo an toàn lao động hay máy móc có hoạt động tốt không.

- Thợ tổ cắt phải biết đọc và phân tích bản vẽ kỹ thuật.

- Tính được công việc phải cắt như thế nào: Cắt như thế nào, cắt loại nhôm nào, kích thước? Cắt 1 hay 2 đầu máy.

b) Tiến hành cắt.

- Thao tác vận hành máy phải chuẩn xác. Ưu tiên cắt thanh dài trước, thanh ngắn cắt sau để tận dụng tối đa thanh nhôm vốn có chiều dài chỉ từ 5,8 đến 6m.

c) Phần nhân công trực tiếp sản xuất.

- Đối với sản phẩm gia công hàng loại thì cắt thử từ 1 đến 2 thanh kiểm tra, nếu chuẩn thì có thể cắt từ 15-20 thanh lại kiểm tra một lần. Đối với sản phẩm đơn lẻ thì kiểm tra 100%.

d) Phần nhân viên kiểm tra .

- Đối sản phẩm gia công hàng loạt thì kiểm tra 2 đầu thanh đầu tiên và xác suất 5% lượng nhôm thanh. Đối với sản phẩm đơn lẻ thì kiểm tra 100%.

II - Công đoạn đục, dập, khoét lổ khoá, lấy dấu bản lề(đối với lề 3D)

1. Khoan lổ thoát nước.

- Khi dập lổ thoát nước cửa sổ và trượt tuỳ vào kích thước mà sẽ dập số lổ sao cho hợp lý để đảm bảo khả năng thoát nước của cửa.

2. Khoan, phay lổ lắp khoá.

- Khi phay khoá cửa đi, phải đảm bảo tim tay nắm xuống mặt nền giao động trong khoảng 1050mm, để có tư thế mở đóng cửa thoải mái nhất cho người sử dụng.

- Đối với cửa sổ có thể phay ngay tim của cánh.

3. Lấy dấu bản lề.

III - Ép góc.

- Khi các công đoạn trên đã hoàn thành thì tiến hành lắp các đoạn nhôm thành khung và tiến hành ép góc.

IV - Công đoạn lắp ráp.

- Kiểm tra những sản phẩm mà tổ dập ép nối giao và tiến hành lắp ráp.

- Tiến hành lắp ráp và tuân thủ theo các trình tự tiến hành như sau:

1. Lắp bản lề.

2. Lắp bánh xe vào cánh cửa trượt

3. Lắp giảm chấn đối với cửa trượt

4. Lắp tay nắm

5. Lắp khoá.

6. Lắp đố động đối với cửa đi hay cửa sổ có 2 cánh trở lên.

7. Lắp chốt và đế chốt dọc đố động.

V -  Vào gioăng kính và cắt nẹp kính.

1. Gioăng kính.

- Có ba loại gioang kính cửa nhôm gồm một là gioăng dùng cho khung bao và khung cánh, hai là gioăng dùng cho nẹp kính và cuối cùng gioăng lông dùng cho cửa trượt.

- Được lắp vào trong các khung cửa, các nẹp kính và vách cố định.

- Đối với cửa mở quay giăng được vào khung tiếp xúc giữa phần khung và phần cánh của cửa.

2. Cắt nẹp kính.

- Cắt đúng kích thước và góc độ chuẩn theo bản vẽ.

3. Lắp kính và đóng nẹp.

- Điều chỉnh lại gioăng thẳng đẹp và đặt kính vào, chỉnh điều 4 góc.

- Có thể sử dụng búa cao su để đóng nẹp

- Yêu cầu: khi đóng nẹp vào khung xong, góp nẹp phải khít, không quá hở, đầu gioăng không bị kẹt và phải ôm hết chiều dài kính.

Tin tức khác