Khả năng chống mở theo kiểu bạo lực

Khóa cửa thông minh khi sử dụng người dùng cần xem xét xem liệu nó có thể chịu được việc mở khóa một cách bạo lực bằng tay hoặc các công cụ hỗ trợ hay không. Cụ thể, người mua nên kiểm tra bộ phận cảm ứng và mật khẩu có nằm trong vùng bảo vệ bằng kim loại không. Ngoài ra, thiết bị cũng cần có chức năng chống mở theo kiểu bạo lực, tức khả năng phát hiện và cảnh báo các hành vi mở trái phép, thông qua việc kích hoạt chuông hay camera.

Khả năng chống các thiết bị ngoại vi do các đối tượng xấu sử dụng.

Từng gây xôn xao khi có khả năng mở mọi loại khóa cửa thông minh chỉ trong 3 giây, "hộp đen" này trên thực tế là một cuộn dây Tesla. Bên trong nó có biến áp với khả năng chuyển điện áp thấp của pin thành điện áp cao, khoảng 1.000V trở lên. Khi kích hoạt, nó tạo lực từ mạnh, phá vỡ thành phần mạch điện của khóa thông minh hoặc các thiết bị điện tử. Việc này khiến hệ thống điều khiển khóa cửa bị hỏng hoặc khởi động lại, gây hiện tượng mở khóa tự động. Nó cũng có thể khiến dây dẫn động cơ cảm nhận được dòng điện, giống như mô phỏng lệnh mở cửa, cũng khiến khóa cửa bị mở.

Tính năng mở khóa bằng vân tay

Việc mở khóa bằng vân tay thuận tiện hơn so với mở khóa bằng phím số. Tuy nhiên, việc sử dụng tính năng sinh trắc học này đi kèm nhiều rủi ro bởi hầu hết  các thuật toán về vân tay đều có tính năng tự học. Nó có thể liên tục tìm hiểu để thêm mới các thông tin dấu vân tay của người dùng trong quá trình sử dụng, nhằm giúp hệ thống nhận ra vân tay của chủ nhà trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, kẻ gian có thể sử dụng tấm phim mỏng có cấy ghép một phần vân tay giả để dán trên bộ phận quét. Khi người dùng mở khóa cửa, hệ thống ghi nhận cả thông tin vân tay giả và coi nó là một phần của dấu vân tay chuẩn. Bằng cách so sánh nhiều lần, cuối cùng hệ thống có thể chấp nhận dấu vân tay của kẻ gian để thực hiện mở khóa. Không chỉ khóa vân tay, vấn đề này cũng xảy ra với smartphone. 

 

Tin tức khác